Với sự chạy đua phát triển của các ngành công nghiệp riêng lẻ trong thời buổi công nghiệp hóa hiện nay kéo theo những tác động ảnh hưởng lớn đến môi trường, trong đó không thể không nhắc đến vấn đề nước thải. Chính điều đó đã trở thành tiền đề để các khu công nghiệp được hình thành. Việc quy hoạch các ngành công nghiệp và phát triển tập trung nhằm dễ dàng hơn trong việc xử lý các vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay.
Phương pháp xử lý nước thải công nghiệp tiên tiến nhất hiện nay. Photo by Internet.
Thế nhưng, các khu công nghiệp là nơi quy tụ nhiều công ty, xí nghiệp, nhà máy sản xuất công nghiệp ở nhiều lĩnh vực khác nhau như: may mặc, xi mạ, cơ khí, dệt nhuộm,… do đó nước thải từ các khu công nghiệp thải ra hàng ngày là rất lớn và phức tạp. Vì thế, phần lớn các nhà máy tại đây đều bắt buộc phải xây dựng các hệ thống xử lý nước thải riêng biệt, và vi sinh xử lý nước thải là một phần không thể thiếu để việc xử lý đạt hiệu quả cao.
Tìm hiểu sơ lược về nước thải công nghiệp là gì?
Nước thải công nghiệp là nước thải thu gom về từ các nhà máy trong quá trình sản xuất, nước thải sinh hoạt của công nhân viên, và từ các nguồn khác như: nước mưa,… Theo QCVN 40:2011/BTNMT, tùy theo nhà máy và tùy theo yêu cầu của khu công nghiệp mà nước thải từ mỗi nhà máy phải qua trạm xử lý sơ bộ để giảm tải ô nhiễm (thường đạt loại B hoặc C) trước khi chảy về trạm xử lý nước thải khu công nghiệp tập trung.
Các phương pháp xử lý nước thải công nghiệp
Với hàng loạt các loại nước thải với lưu lượng rất lớn được thu gom về như vậy, nên các thành phần có trong nước thải công nghiệp khá phức tạp, và hầu hết đều có chứa các chất gây ô nhiễm cần phải xử lý như: BOD, COD, N, P, SS, kim loại nặng,… Hiện nay, có 3 phương pháp xử lý nước thải công nghiệp tiên tiến là:
– Phương pháp xử lý cơ học;
– Phương pháp xử lý hóa lý;
– Phương pháp xử lý sinh học;
Để rõ hơn, chúng tôi xin giới thiệu sơ lược về các phương pháp này ngay sau đây.
a. Phương pháp xử lý cơ học
Để đảm bảo tính an toàn cho các thiết bị và các quá trình xử lý tiếp theo, xử lý cơ học được xem như bước đệm để loại bỏ các tạp chất vô cơ và hữu cơ không tan trong nước.
Tùy vào kích thước, tính chất hóa lý, hàm lượng cặn lơ lửng, lưu lượng nước thải và mức độ làm sạch mà ta áp dụng một tỏng các quá trình như: lọc qua song chắn rác hoặc lưới chắn rác, lắng dưới tác dụng của lực ly tâm, lọc và tuyến nổi,…
Để hiểu rõ hơn về phương pháp này, bài viết dưới đây sẽ được giới thiệu chi tiết và đầy đủ hơn.
b. Phương pháp xử lý hóa lý
Cơ chế của phương pháp hóa lý là đưa vào nước thải một chất (hoặc hợp chất) phản ứng nào đó, chất này sẽ phản ứng với các tạp chất bẩn có trong nước thải nhằm loại bỏ chúng ra khỏi nước thải dưới dạng cặn lắng hoặc hòa tan không độc hại.
Các phương pháp hóa lý thường được sử dụng là: quá trình keo tụ-tạo bông, hấp phụ, oxy hóa-khử, trích ly, tuyến nổi,…
Bạn có thể đọc tiếp bài ngay bên dưới để tìm hiểu rõ hơn về phương pháp này.
c. Phương pháp xử lý sinh học
Nói đến xử lý sinh học là nói đến các vi sinh vật. Bản chất của phương pháp xử lý nước thải bằng công nghệ sinh học là phân hủy các chất ô nhiễm hữu cơ có trong nước thải bằng các vi sinh vật có lợi. Đây là phương pháp đặc biệt hiệu quả trong việc ứng dụng để xử lý các chất hữu cơ hòa tan có trong nước thải, và một số chất vô cơ gây ô nhiễm khác như: H2S, Sunfit, Ammonia, Nitơ,…
Các chất hữu cơ và một số khoáng chất có trong nước thải sẽ trở thành thức ăn để vi sinh vật sinh trưởng và phát triển. Phương pháp này được chia làm 2 loại: kỵ khí và hiếu khí.